Cách Bài Trí Tranh Thêu Trong Nhà Để Tăng Tài Vượng

Cách bài trí tranh thêu trong nhà để tăng tài vượng là một phạm trù không quá mới mẻ, đặc biệt là những người kinh doanh, làm ăn và có công danh sự nghiệp thăng hoa.

Nếu tranh thêu trang trí và không gian phòng được phối hợp một cách khéo léo, phù hợp với cảm thụ tâm lý và thị giác của con người thì có thể khiến cho căn phòng tăng thêm bầu không khí tốt lành, khiến cho tâm lý những người trong gia đình cảm nhận được sự thoải mái và hạnh phúc.

Nếu tranh thêu treo trang trí khiến chi cảm thụ tâm lý và cảm thụ thị giác của người ở phát sinh xung đột thì sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực, phá vỡ sự cân bằng của căn phòng, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

I. TREO TRANH THÊU TRANG TRÍ PHẢI PHÙ HỢP VỚI CẢM THỤ TÂM LÝ VÀ THỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI

1. Treo tranh thêu phải phối hợp hài hòa với kết cấu không gian

Tại không gian lớn như phòng khách, nếu treo một bức tranh thêu có kích thước lớn một chút thì có thể khiến cho không gian được mở rộng. Cũng có thể dùng hình thức đối xứng bằng cách treo 2-4 bức tranh nằm ngang theo hình chữ Nhất, cũng có thể treo song song 4 bức để biểu hiện vượng khí.

Gian phòng nhỏ hơn như phòng ngủ thì có thể treo một bức tranh hơi nhỏ một chút để khiến cho bức tranh thêu và không gian có sự phối hợp hài hòa với nhau.

Cũng có thể sử dụng hình thức phi đối xứng, treo một vài bức tranh cao thấp so le nhau theo hình tam giác hoặc hình thoi để tăng cường sự sống động cho không gian.

cho dù treo tranh thêu theo bố cục đối xứng hay không đối xứng thì cũng không thể treo những bức tranh có phong cách hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như: đem treo một bức tranh sơn thủy Trung Quốc với một bức tranh hội họa phương Tây liền nhau thì sẽ gây mất mỹ quan.

Trong cùng một không gian, không nên treo quá nhiều tranh vì sẽ khiến cho không gian căn phòng trở nên mất cân đối, phá vỡ linh khí của cả căn phòng.

2. Treo tranh thêu trang trí phải phối hợp hài hòa với nội thất

Tranh thêu treo trang trí với nội thất trong căn phòng phải tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Cần lựa chọn tranh thêu có màu sắc hòa hợp, chủ thể không xung đột mới có thể cùng với nội thất và phong cách trang trí trong căn phòng hình thành sự hô ứng mang lại hiệu quả thẩm mỹ.

Tranh thêu có màu sắc tươi sáng, rực rỡ: dễ thể hiện được sức sống tươi mới và tình cảm nồng nhiệt, thích hợp bài trí trong gia đình trẻ.

Tranh thêu có phong cách cổ xưa, đoan trang giàu ý vị, thấm đẫm không khí nghệ thuật: thích hợp với nội thất có màu sắc tương đối nhạt.

Tranh tươi sáng, tầng thứ rõ ràng, có cỡ lớn, thích hợp để làm nền cho nội thất trong gian phòng, có thể tăng cường cảm quan thời đại cho gia đình.

3. Treo tranh thêu trang trí phải kết hợp hài hòa với nguồn ánh sáng

Nếu treo một bức trong thời gian dài dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp thì trải qua thời gian, chất liệu và màu sắc của bức tranh sẽ bị hư tổn làm giảm linh khí của bức tranh.

Một bức tranh thêu treo trên tường phải có nguồn ánh sáng chiếu rọi vừa phải mới có thể thể hiện được linh khí của bức tranh. Do vậy, tranh thêu trang trí nên phối hợp sử dụng hợp lý nguồn ánh sáng gián tiếp và nguồn ánh sáng trực tiếp.

Nguồn ánh sáng gián tiếp chủ yếu chỉ các bóng đèn điện và màu sắc có độ nóng thấp, ánh sáng trắng như đèn huỳnh quang, đèn PL, đèn tiết kiệm điện năng,... Nguồn ánh sáng trực tiếp chỉ đèn chân không. Nguồn ánh sáng gián tiếp độ thiên về màu trắng, xanh lam; nguồn ánh sáng trực tiếp thiên về màu vàng, màu hồng. Khi chúng cùng chiếu sáng thì trở thành màu sắc hài hòa, tạo ra cảm giác ánh sáng dễ chịu, có thể biểu hiện được một cách trung thực đườ ng nét trong bức tranh.

Ví dụ: bức tranh thêu treo bên trên ghé sofa, dưới sự chiếu xạ từ nguồn ánh sáng gián tiếp của bóng đèn tường, phối hợp với một lượng nhỏ ánh sáng trực tiếp từ bốn phía xung quanh tường càng thể hiện được một cách trung thực đường nét trong tranh.

4. Nên treo tranh thêu trang trí trong tầm nhìn

Phạm vi mọi người nhìn thấy là chỉ trong khoảng tầm nhìn thông thường của con người.

Thích hợp nhất là nên treo trên tường có độ cao cách mặt đất từ 1.5 - 2m. Nếu tranh treo quá thấp sẽ không có lợi đối với việc bảo quản và thưởng thức tranh, nếu treo quá cao sẽ bất tiện cho người thưởng thức, đồng thời nhìn tranh sẽ bị biến hình gây ảnh hưởng đến hiệu quả thưởng thức.

Khung của tranh thêu tốt nhất là nên tạo một góc hẹp 15-30 độ so với tường, khiến cho bức tranh hơi nghiêng xuống đất. Nếu là bức tranh đặt trên tủ tương đối thấp so với tầm nhìn bình thường thì nên đặt tranh hơi ngửa lên trên, như vậy sẽ khiến cho mọi người có thể thưởng thức được bức tranh một cách hoàn chỉnh.

Khung tranh có thể làm tăng thêm vẻ đẹp cho bức tranh, chính là "hoa đỏ trên thảm lá xanh". Khung có dạng và loại hình khác nhau có thể mang lại những hiệu ứng thẩm mỹ khác nhau.

Khung hình chữ nhật thể hiện khí thế khoáng đạt.

Khung hình thô thể hiện một khí khái mạnh mẽ. Đặt một bức tranh vào trong một chiếc khung thô có thể khiến cho bức trnh thêm vẻ mạnh mẽ, ngụ ý trong tranh càng thêm sâu sắc hơn.

Song khung (một bức tranh hai khung) có tác dụng kích thích trí tưởng tượng của mỗi người, biểu đạt một không gian có chiều sâu. Song khung chính là bên ngoài khung lại có một khung nữa, hai khung có thể đều là hình vuông, cũng có thể có hình dạng khác nhau. Tranh song khung tạo ra cảm quan không gian rất mạnh, có thể phát huy được óc tưởng tượng của người thưởng thức.

II. LỰA CHỌN TRANH THÊU VÀ PHƯƠNG VỊ TREO PHẢI PHÙ HỢP

1. Tranh thêu trang trí phải phù hợp với ngũ hành hỷ, dụng thần và năm tuổi của mỗi người

Mỗi người có một thuộc tính ngũ hành riêng, tranh thêu trang trí khác nhau cũng có thuộc tính ngũ hành khác nhau. Nếu ngũ hành của tranh thêu trang trí có thể bổ trợ cho thuộc tính ngũ hành của chủ nhân thì treo tranh trong nhà sẽ như gấm thêm hoa.

Những năm tuổi khác nhau cùng ở một chỗ sẽ tạo ra hiệu ứng khác nhau, chủ nhà nếu có thể lựa chọn được bức tranh thêu trang trí hình con giáp phù hợp với năm tuổi của bản thân thì sẽ có tác dụng rước lấy may mắn, cát tường.

( Lựa chọn tranh thêu phù hợp phong thủy)

2. Phương vị kiêng kỵ của tranh thêu treo trang trí

Trong một gian phòng có 8 phương vị khác nhau: chính Đông, Đông Nam, chính Nam, Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc, chính Bắc, Đông Bắc. Đem những bức tranh thêu treo ở những phương vị khác nhau sẽ phát sinh những hiệu ứng khác nhau.

Nếu treo tranh trang trí ở phương vị thích hợp thì linh khí của tranh sẽ tràn đầy không gian, những thông tin cát lợi của tranh sẽ được phát huy đầy đủ. Ngược lại, nếu treo tranh thêu trang trí ở những phương vị không thích hợp thì linh khí của tranh sẽ bị hạn chế, không hiển thị đầy đủ thông tin cát lợi mà bức tranh thêu mang lại.

III. TRANG THÊU TRANG TRÍ CÓ TÁC DỤNG TĂNG SINH KHÍ VÀ TÀI VƯỢNG CHO KHÔNG GIAN NGÔI NHÀ

Bầu không khí trong ngôi nhà là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của những người trong gia đình.

Con người sống trong một ngôi nhà với bầu không khí hòa hợp êm ấm thì có thể tăng thêm hạnh phúc, tiền tài. Nếu ngôi nhà kết cấu không hợp lý, môi trường trong nhà tồn tại những nhân tố bất lợi có thể là nguyên nhân phá vỡ không khí hòa hợp, êm ấm trong gia đình. Những yếu tố này có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đến tinh thần những người sống trong nhà, thậm chí còn ảnh hưởng đến công việc, học tập và quan hệ giao tiếp của mỗi người.

Treo những bức tranh thêu trang trí thích hợp ở một mức độ nào đó có thể làm tăng sinh khí và tài vượng cho không gian ngôi nhà.

1. Treo tranh thêu trang trí hình con giáp có tác dụng cân bằng cấu trúc ngôi nhà

Nếu tại một phương vị nào đó trong căn phòng có một góc bị khuyết hoặc lõm vào thì đó có thể là nguyên nhân phá vỡ sự cân đối hài hòa của căn phòng, tạo thành ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và vận khí của người trong gia đình.

Để khiến cho nhà ở trong ngoài cân bằng Ngũ hành có thể treo trên vị trí góc khuyết hoặc lõm vào một bức tranh thêu hình con giáp của bản phương, điều này có tác dụng tăng cường lực lượng bản phương, đồng thời có thể bổ sung vào chỗ bị khuyết của căn phòng.

Ví dụ: nếu phía Tây Bắc của nhà ở có góc khuyết hoặc lõm vào thì có thể treo ở phương vị này một bức tranh trang trí hình con chó để bổ sung vào chỗ bị khuyết của căn phòng.

Phương vị khuyết lõm Những nguy hại có thể tạo thành đối với người nhà Trang trang trí hình con giáp nên treo

2. Treo tranh thêu trang trí có thể bổ sung những vị trí chưa hoàn chỉnh xung quanh nhà ở

Mọi người thường nói: trái Thanh Long, phải Bạch hổ, trước Chu tước, sau Huyền vũ. Trong phong thủy học, Thanh Long phải mạnh hơn Bạch hổ, trước nhà phải có nước, sau nhà phải có điểm tựa.

Theo truyền thống, nếu long mạnh hổ yếu, tức bên trái (phương Thanh Long) có nhà lầu, hoặc núi nhỏ thấp, ngắn hẹp, ít, xa; còn bên phải (phương Bạch hổ) có nhà lầu hoặc núi cao to, dài rộng, nhiều, gần tất ngụ ý có tiểu nhân hãm hại, phụ nữ nắm quyền, công việc trắc trở. Trong trường hợp này có thể treo một bức tranh thêu trang trí hình con rồng ở bên trái ngôi nhà để tăng cường năng lượng cho Thanh Long, từ đó hóa giải được những nguy hại có thể xảy ra.

Nếu một ngôi nhà sau lưng không có điểm tựa, tức sau lưng không có vật kiến trúc hoặc đồi núi cao, tất ngụ ý khó tìm được người trợ giúp, khiến mọi chuyện không trôi chảy. Trong trường hợp này, có thể treo một bức tranh hình con voi, bởi vì voi có hình thể to lớn, giống như núi, có thể tăng cường lực lượng của phương tọa, từ đó có tác dụng hóa giải những nguy hại có thể xảy ra do sau lưng nhà không có điểm tựa.

Nếu một căn nhà tương đối tối, âm khí nặng cũng bất lợi đối với sức khỏe và tinh thần của mọi người trong gia đình. Đối với trường hợp này, có thể treo một bức tranh thêu đèn trang trí, tranh hoa quỳ, hoa hướng dương,.. vì những bức tranh này có khí dương dồi dào, có thể tăng cường dương khí trong căn phòng, từ đó có tác dụng tiêu trừ âm khí.

Trên thực tế có rất nhiều vị trí trong ngoài ngôi nhà có những vị trí khuyết lõm, chưa hoàn chỉnh gây ảnh hưởng đến không gian và bầu không khí trong gia đình, về vấn đề này ở phần sau chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn, để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo.

3. Treo tranh thêu trang trí có thể hóa giải phạm thái tuế

Tương truyền Thái tuế là vị tuế quân cai quản phúc họa lành dữ trong một năm. Phương vị Thái tuế mỗi năm lại thay đổi, phương vị tương xung với Thái tuế gọi là phương Tuế phá. Phương Thái tuế và phương Tuế phá là hai phương xấu của mỗi năm, phải tránh không được phạm phải. Nếu phạm phải phương vị này, tức tục gọi là "động thổ trên đầu Thái tuế", còn gọi là "nhà ở phạm Thái tuế". Tương truyền khi nhà ở phạm Thái tuế sẽ phát sinh những ảnh hưởng không tốt đối với gia chủ.

Vậy dùng phương pháp nào để đoán được có phạm Thái tuế hay không?

Đầu tiên, phải xem phương vị cửa nhà có phạm vào phương Thái tuế hay phương Tuế phá hay không, nếu đúng năm trên hai phương vị đó thì chính là nhà phạm Thái Tuế. Sau đó, xem lại hai phương này có động thổ, tu sửa, làm đường, nhà hàng xóm xây dựng, vận chuyển lớn,... hay không. Nếu có cũng chính là nhà ở phạm Thái Tuế. Nếu nhà ở phạm Thái Tuế thì nên treo tại hai phương vị này một bức tranh thêu hình con giáp để hóa giải.

Next Post Previous Post